Lợi ích khi mua bảo hiểm du lịch

Bạn đã dành rất nhiều thời gian và kinh phí cho chuyến đi đến với mọi miền đất mà mình mơ ước để mong muốn tận hưởng những giây phút tuyệt vời và trải nghiệm những kiến thưc mới mẻ. Tuy nhiên, chúng ta không lường trước được những rủi ro khi ở nước ngoài ví dụ như đau ốm do thay đổi thời tiết, sự cố về chuyến bay hoặc mất giấy tờ cá nhân và tài sản..

hieuunganh.com_5dc285bbd4c6f

Chính vì thế mua bảo hiểm khi đi du lịch nước ngoài là rất cần thiết.

Với bảo hiểm du lịch tại GLC, bạn có thể lựa chọn chương trình bảo hiểm phù hợp với từng hành trình của mình, cho dù đó là chuyến đi ngắn ngày vào cuối tuần hay là một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.  Chúng tôi cung cấp rõ ràng về các quyền lợi bảo hiểm và các lựa chọn để bạn quyết định. Đây là những điểm nổi bật của các quyền lợi được bảo hiểm.

I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM.

  • Hỗ trợ y tế nước ngoài.

– Người được hưởng bảo hiểm dưới 70 tuổi. Người  được hưởng bảo hiểm trên 70 tuổi nếu được chấp nhận.

– Hỗ trợ các bệnh phát sinh hoặc có sẵn khi đang ở nước ngoài.

health-759x500

– Trợ cấp lên tới 1 tỷ đồng cho cho thời gian nằm viện ở nước ngoài.

– Di chuyển y tế khẩn cấp được thanh toán theo chi phí thực tế.

– Hỗ trợ vé máy bay hạng thường và chi phí ăn ở cho 1 người thân sang thăm thăm khi người bện phải nằm viện 7 ngày liên tục hoặc tử vong ở nước ngoài.

– Thanh toán chi phí cho 1 người thân đi kèm trẻ em về Việt Nam hoặc quê hương trong trường hợp người được bảo hiểm phải nằm viện hoặc tử vong ở nước ngoài.

– Hỗ trợ chi phí hồi hương về Việt Nam theo chi phí thực tế.

– Hỗ trợ chi phí vận chuyển thi hài về Việt Nam hoặc quê hương, hỏa táng tại nước sở tại.

  • Bảo hiểm cá nhân.

– Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn ( quy định trong tiền trả bảo hiểm thương tật).

  • Hỗ trợ ăn ở, đi lại, mất hoặc thiệt hại hành lý.

– Hủy bỏ chuyến đi ( trước ngày khởi hành): Được thanh toán tiền vé và tiền phòng đã trả trước nhưng không đòi lại được do hủy chuyến đi trong vòng 30 ngày trước ngày khởi hành.

– Hoãn chuyến đi ( trước ngày khởi hành): Được thanh toán tiền vé và tiền phòng đã trả trước ( hoãn chuyên đi không trễ hơn 30 ngày trước ngày khởi hành).

– Rút ngắn chuyến đi: Thanh toán các chi phí đã trả trước hoặc phát sinh do hủy chuyến đi.

– Lỡ chuyến đi, do không kịp nối chuyến: Được thanh toán các chi phí phát sinh do lỡ chuyến đi không kịp nối chuyến.

– Hành lý đến chậm, hư hỏng, mất mát : Được hỗ trợ thanh toán chi phí theo mỗi hạng mục.

hieuunganh.com_5dc28acf96c88

– Giấy tờ đi đường : Thanh toán các chi phí đi lại, ăn ở của người được bảo hiểm bao gồm : cả chi phí xin cấp hộ chiếu, giấy thông hành visa ( mới).

– Thông báo cho người thân thông tin khẩn cấp xay ra đối với người được bảo hiểm khi đang đi du lịch ở nước ngoài.

– Thanh toán vé máy bay hạng thường cho 1 đồng nghiệp đồng nghiệp trong công ty sang làm tiếp nhiệm vụ, khi người được bảo hiểm phải nằm viện khẩn cấp, không thể làm tiếp nhiệm vụ của mình.

– Thanh toán cho bên thứ ba những trách nhiệm hợp pháp, chi phí pháp lý phát sinh do người được bảo hiểm vô ý gây ra những tổn hại về người cho bên thứ ba.

– Được bảo lãnh tiền tại ngoại trong trường hợp người được bảo hiểm phải hầu tòa, ngồi tù do việc gây tổn thất cho bên thứ ba.

  • Dịch vụ hỗ trợ du lịch

– Khi người được bảo hiểm gặp sự cố về ngôn ngữ trong việc chữa trị bệnh, hay sự cố giao tiếp ở nước ngoài thông qua hệ thông điện thoại 24/24 hoàn toàn miễn phí.

– Hỗ trợ thông tin giải trí, thông tin trước chuyến đi, đại sứ quán, dịch vụ y tế, dịch thuật, pháp luật.

– Được tạm ứng tài chính trong trường hợp người được bảo hiểm gặp sự cố về tài chính.

– Trong trường hợp người được bảo hiểm gặp sự cố trong chuyến đi vào ngày hết hạn của hợp đồng bảo hiểm, thời hạn của hợp đồng bảo hiểm sẽ được kéo dài thêm 72 giờ.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ VÀ THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

  1. Trước Chuyến đi
  • Kiểm tra thông tin

– Kiểm tra các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và ThẻAC. Đặc biệt lưu ý đến các số điện thoại khẩn cấp, phạm vi bảo hiểm, các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

hieuunganh.com_5dc28f0f77348

– Liên lạc ngay với cơ quan gần nhất nếu phát hiện thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc ThẻAC hoặc nếu có thắc mắc cần giải đáp.

– Giữ Thẻ AC và danh sách điện thoại khẩn cấp ở nơi thuận tiện nhất (chẳng hạn, trong ví, giỏ xách…).

  1. Trong Chuyến đi

a) Trong trường hợp về hỗ trợ y tế:

Quý khách có thể đi khám và lưu giữ các chứng từ điều trị.

b) Nếu sức khoẻ của Người được bảo hiểm bị nguy kịch và cần được cấp cứu ngay:

Người được bảo hiểm cần tuân thủ chặt chẽ theo quy trình dưới đây vì Công ty cứu trợ khẩn cấp sẽ chỉ chịu trách nhiệm chi trả các chi phí điều trị hợp lý:

– Liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất tại địa phương nơi Người được bảo hiểm đang lưu trú để cấp cứu cho người bệnh.

– Trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, Người được bảo hiểm cần phải thông báo cho Trung tâm cứu trợ khẩn cấp tại nơi lưu trú hoặc gọi về Việt Nam (theo số cơ quan BH) các thông tin về sức khỏe của người được cấp cứu và những biện pháp trợ giúp đã thực hiện.

-Công ty cứu trợ khẩn cấp sẽ liên lạc ngay với nhà cung cấp dịch vụ y tế và theo dõi toàn diện các hoạt động trợ giúp.

c) Nếu Hành lý cá nhân của Người được bảo hiểm bị thất lạc hoặc đến chậm:

– Người được bảo hiểm cần liên hệ ngay với Bộ phận tìm kiếm hành lý thất lạc (Lost & Found) hoặc Bộ phận quản lý hành lý tại sân bay đến, nếu không tìm thấy hành lý.

– Điền đầy đủ thông tin vào Báo cáo hành lý thất thường (PIR), được cung cấp bởi sân bay nơi đến.

– Trước khi rời khỏi sân bay nơi đến, cần gọi cho Trung tâm cứu trợ khẩn cấp gần nhất, thông báo việc hành lý vừa bị thất lạc hoặc đến chậm, cùng với thông tin liên lạc tạm thời (địa chỉ, điện thoại, email) ở nơi Người được bảo hiểm sẽ lưu trú.

hieuunganh.com_5dc2907ea5d73

d) Nếu chuyến bay của Người được bảo hiểm bị hủy bỏ hoặc trì hoãn

– Nếu chuyến bay của Người được bảo hiểm bị hủy bỏ hoặc trì hoãn trên 08(tám) giờ liên tục, cần lấy Giấy xác nhận của Hãng hàng không liên quan tại sân bay.

  1. Sau Chuyến đi (yêu cầu trả tiền bảo hiểm, nếu có):

a) Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm (nếu có) cần được gửi đến cơ quan Bảo Hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc Chuyến đi. Tuy nhiên, thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm là trong vòng 01 năm kể từ ngày phát sinh sự kiện bảo hiểm. Những giấy tờ cơ bản cần thiết gồm:

– Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm

– Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản chính)

– Bản sao Hộ chiếu có xác nhận của Cục quản lý xuất nhập cảnh

– Vé và/hoặc thẻ lên máy bay

– Các giấy tờ có liên quan khác.

b) Bằng chi phí của mình, Người được bảo hiểm hoặc Người đại diện hợp pháp của Người được bảo hiểm phải cung cấp toàn bộ những bằng chứng và thông tin làm cơ sở cho việc giải quyết trả tiền bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm cần bao gồm:

(i) Đối với Tai nạn:

  • Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện hoặc của Bác sĩ, cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng Thương tật, mức độThương tật và các liệu pháp điều trị đã áp dụng;
  • Bản sao Giấy chứng tử và biên bản khám nghiệm tử thi của nước sở tại, nếu có, trong trường hợp tử vong;
  • Bản báo cáo/Biên bản điều tra của công an/cảnh sát nơi xảy ra Tai nạn.

(ii)   Đối với yêu cầu trả tiền bảo hiểm về Chi phí y tế, Hỗ trợ cấp cứu, chi phí Huỷ bỏ/Rút ngắn Chuyến đi:

Tất cả hoá đơn, chứng từ, vé, cuống vé, hợp đồng hoặc các thỏa thuận liên quan tới yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Trong trường hợp yêu cầu trả tiền bảo hiểm về điều trị y tế phải cung cấp đầy đủ hồ sơ bệnh án của Bác sĩ trong đó ghi rõ về chẩn đoán của Thương tật được điều trị, ngày Thương tật bắt đầu xảy ra và bản tóm tắt quá trình điều tr ịbao gồm cả đơn thuốc và các dịch vụ điều trị được cung cấp.

(iii)     Đối với yêu cầu trả tiền bảo hiểm về mất, hỏng hoặc thiệt hại đối với Hành lý cá nhân, Hành lý đến chậm, Giấy tờ đi đường:

  • Cung cấp tất cả những chi tiết bao gồm: hóa đơn ghi rõ ngày mua, giá, chủng loại và loại Hành lý cá nhân bị mất hoặc bịthiệt hại; bản sao thông báo khẩn có xác nhận và chứng nhận bằng văn bản của hãng hàng không/Công ty vận chuyển khi bị mất hoặc tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển; biên bản có xác nhận của công an tại nơi xảy ra tổn thất/thiệt hại. Thông báo tổn thất tới các cơ quan có thẩm quyền phải được thực hiện trong vòng 24(hai mươi bốn) giờ, kể từ khi xảy ra mất hoặc tổn thất đó;
  • đối với những yêu cầu trả tiền bảo hiểm liên quan đến Hành lý cá nhân bị đổ vỡ hoặc thiệt hại, Người được bảo hiểm phải xuất trình vật bị đổ vỡ hoặc thiệt hại đó để làm bằng chứng thiệt hại vật chất.

(iv) Đối với yêu cầu trả tiền bảo hiểm liên quan tới Chuyến đi bị trì hoãn; Lỡ chuyến do không kịp nối chuyến:

flight-delays

Cung cấp chứng nhận của hãng hàng không hoặc hãng vận chuyển ghi rõ nguyên nhân, ngày, giờ và khoảng thời gian bị trì hoãn, Lỡ chuyến do không kịp nối chuyến

Lưu ý:

Bất kỳ yêu cầu trả tiền bảo hiểm nào cũng phải đi kèm với xác nhận bằng văn bản của những cơ quan có thẩm quyền và các chứng từ chứng minh giá trị của các đồvật bị mất, hỏng hoặc thiệt hại.

Để có một chuyến đi trọn vẹn và không bị mất số tiền đáng tiếc vào những sự cố ngoài ý muốn, việc mua bảo hiểm khi đi du lịch là rất quan trọng và cần thiết. GLC luôn cung cấp cho bạn những gói bảo hiểm thiết thực và phù hợp với nhu cầu. Hơn thế, GLC còn cung cấp trọn gói hỗ trợ xin cấp visa du lịch, tư vấn du học các nước, vé máy bay, dịch thuật..

hieuunganh.com_5dc2942f6a92c

Để được hỗ trợ nhanh nhất vui lòng liên hệ theo :

??CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LIÊN KẾT TOÀN CẦU – GLC

?Lầu 1, 28 Nguyễn Đình Khơi – Phường 4 – Quận Tân Bình
Hồ Chí Minh – Việt Nam
☎️Tel: 02-8- 39485049/ 39485054

?Hotline: 0909198779

?Email: info@glc-edu.com

♒️Website: www.glc-edu.com

Xem thêm: https://glc-edu.com/du-lich-my-nhat-dinh-khong-duoc-bo-lo-15-mon-an-ngon-nay/

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Scroll to Top