Lễ Phục Sinh năm 2021

Có lẽ có rất nhiều người thắc mắc Lễ Phục Sinh là ngày gì, ý nghĩa ra sao và tại sao ngày lễ này lại quan trọng với người Công giáo. Cùng GLC tìm hiểu ngày lễ quan trọng này nhé!

Lễ Phục Sinh (Easter Day) thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo  Kitô giáo.

Tìm hiểu về Lễ Phục Sinh

Sự Phục sinh của Chúa Giesu diễn ra như thế nào?

Một cách đơn giản, dễ hiểu nhất Lễ Phục Sinh là Lễ mừng Chúa sống lại. Được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm theo đạo Kitô giáo.

Thông thường sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (được tính là ngày chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4) tưởng niệm ngày Chúa Giesu sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng định trên thập tự. Đây là điều được những người Kito tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong những năm 30-40 CN.

Theo kinh Tân Ước, Chúa Giesu là Thiên Chúa và người có quyền năng phó mạng cuộc sống của mình để cứu chuộc nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy. Chính vì vậy, sau khi chết ngài đã sống lại.

Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài 50 ngày từ lễ Phục sinh đến Lễ Hiện xuống. Vào những ngày này, theo Giáo luật, những tín hữu Công giáo giảm các cuộc vui chơi và giải trí, giảm các hình thức phô trương, lễ cưới. Đối với riêng đạo Thiên Chúa giáo, Lễ Phục Sinh đánh dấu kết thúc 40 ngày chay tịnh kiêng thịt và sám hối.

Tại Việt Nam, những hoạt động tín ngưỡng trong đó có ngày Lễ Phục Sinh cũng đã được “Việt hóa” bằng nhiều cách cho phù hợp với truyền thống của dân tộc. Và ngày Lễ Phục Sinh cũng là ngày người Công giáo nhớ đến và chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội dưới nhiều hình thức thăm hỏi, tặng quà, động viên…

Biểu tượng trong ngày Lễ Phục Sinh

Quả trứng Phục Sinh

Khi nhắc đến Lễ Phục Sinh không thể không nghĩ đến những quả trứng màu sắc sặc sỡ với các nét vẽ trang trí, biểu tượng cho sức sống tươi mới bừng dậy trong mùa xuân.

Ở các nước phương Tây, có lẽ hình ảnh những quả trứng sôcôla hoặc trứng nhuộm trên bàn tiệc Phục sinh đã quá quen thuộc, bởi ngày Lễ này được đưa vào phim ảnh, hoạt hình của các nước một cách rất dễ thương.

Trứng phục sinh

Trong những ngày trước Lễ Phục Sinh, trong các cửa hàng, nhiều người tìm mua những hộp thuốc màu để vẽ trứng. Và lũ trẻ con cực kỳ thích việc dùng những cây bút lông hoặc bút dạ để trang trí trứng. Những vỏ trứng đã rút ruột được tô vẽ một cách đầy trìu mến bằng màu nước hoặc bút dạ sẽ được tết thêm dải băng xinh để trang trí cho vòng hoa Phục sinh ở nhà.

Các nhà thờ sẽ có thể bày bán những đã quả trứng Phục Sinh trang trí sẵn bằng nhựa, cỡ lớn tạo ra bất ngờ cho những bạn nhỏ hiếu kỳ.

Thỏ phục sinh

Giống với những quả trứng, thỏ được xem là một biểu tượng vô cùng đặc trưng cho ngày lễ Phục sinh. Thỏ cũng là một loài vật có tốc độ sinh sản khá “chóng mặt”, vậy nên thật dễ hiểu khi người ta xem nó là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển.

Thỏ là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ

Bên cạnh đó, những con thỏ còn gắn liền với truyền thuyết về Ostara (hay Eostre) – một nữ thần của mùa Xuân, người được lấy tên để đặt cho ngày lễ Phục sinh.

Nến Phục sinh

Cũng là một biểu tượng cực quen thuộc trong ngày lễ này, hình ảnh Nến Phục Sinh với ngọn lửa ấm áp, mang đến ánh sáng và sự chở che. Lửa Phục Sinh cũng được xem là hình ảnh thắp sáng chuỗi ngày dài đêm tối và là ngọn đèn soi sáng cho họ tìm đến những điều đúng đắn và sự bình an.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ Phục sinh, các linh mục sẽ làm nghi thức rước lửa xung quanh Thánh đường, các giáo dân cũng sẽ cùng nhau thắp sáng những ngọn nến trên tay mình.

Chuông Phục sinh

Từ thứ Năm Tuần Thánh đến lễ Phục sinh, không được rung chuông nhà thờ. Tại tòa thánh nằm Vatican nằm giữa Rome, Italia các quả chuông tượng trưng được đưa về Rome và được Đức Thánh Cha ban phép lành. Khi trở lại, chúng mang đầy trứng Phục sinh và trên đường đi, được rải cho trẻ em và người lớn.

Món jambon

Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Công giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Quần áo mới

Người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn – những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.

Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp. Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Lễ Phục Sinh năm 2021

Lễ Phục Sinh năm 2021 diễn ra ngày nào? Năm nay nghi lễ quan trọng của người Công Giáo diễn ra vào ngày chủ nhật, ngày 4 tháng 4 năm 2021.

Cũng như các cử hành phụng vụ trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Thánh lễ tại tòa thánh Vatican không có giáo dân tham dự và không có ban bí tích Rửa tội. Đức Thánh Cha chủ sự lễ vọng Phục Sinh trong Đền Thờ Thánh Phêrô đã có lời chia sẻ: “Năm nay, hơn bao giờ hết chúng ta cảm nhận Thứ Bảy Thánh là một ngày thinh lặng vĩ đại.”

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì cũng như lễ Phục sinh 2021 là ngày nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!Happy Easter!

Nguồn bài viết: Sưu tầm

 

 

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top