Đi du học ở nước ngoài, sống trong một môi trường khác biệt về văn hoá, giáo dục khiến những du học sinh vừa mới tới rất khó để làm quen và hòa nhập. Để dễ dàng thích nghi với cuộc sống nước ngoài, các bạn sinh viên nên trang bị cho mình những kiến thức, tình huống thường gặp, và đặc biệt là có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ bước đầu tiên chuẩn bị hồ sơ, chọn trường ngành nghề phù hợp với sở thích. Tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình sống và học tập tạ xứ sở chuột túi.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc một số câu hỏi cho chuẩn bị Du hoc Úc.

1. Tôi muốn cho con du học Úc thì chúng tôi cần chuẩn bị những hồ sơ và giấy tờ gì?
Đầu tiên để chuẩn bị cho con du học nước ngoài không chỉ riêng nước Úc, bản thân học sinh đó và già đình phải có một lộ trình, định hướng rõ ràng thậm chí mất vài năm chuẩn bị cho một bộ hồ sơ tốt. ( Hồ sơ được liệt kê dưới đây bao gồm cho việc xin trường và visa).
a. Hồ sơ học tập
- Bảng điểm, học bạ của cấp học hoàn thành gần đây nhất.
- Giấy xác nhận đang học hoặc là sinh viên của trường
- Chứng chỉ IELTS (TOEFL) hoặc các chứng nhận ngoại ngữ khác nếu có
- Các loại Form theo quy định của nhà trường
- Thư giới thiệu
- Các bằng khen, chứng chỉ nếu có
- Chứng nhận học bổng (Đối với học sinh theo chương trình học bổng)
- Personal Statement
- LƯU Ý: ĐỐI VỚI PERSONAL STATEMENT
Ở trong bức thư này bạn cần nêu rõ ra những lý do:
- Tại sao bạn muốn đi du học, lý do bạn chọn ngành nghề, trường học và quốc gia đó.
- Điều này mang lại lợi ích gì cho tương lai của bạn.
- Tóm tắt lại quá trình làm việc và học tập trong thời gian qua của bạn ( giải thích kỹ nếu như có bất kỳ gap nào trong khoảng thời gian học tập và làm việc)
- Nêu quan điểm cá nhân của bạn, kế hoạch trong tương lai gần và dự định sau khi tốt nghiệp.
Tất cả những bạn viết đều có dẫn chứng và bằng chứng cụ thể và sắp xếp câu từ theo một bố cục hợp lý và logic
BÀI VIẾT CÀNG CHI TIẾT VÀ DẪN CHỨNG CỤ THỂ THÌ CÓ TÍNH THUYÊT PHỤC CÀNG CAO
b. Hồ sơ cá nhân
- Hộ chiếu
- CMND
- Giấy khai sinh
- Sổ hộ khẩu
- Sơ yếu lí lịch tiếng Việt có dán ảnh, có chứng thực của UBND phường, xã nơi bạn đăng ký thường trú
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình)
- Thư xác nhận của người giám hộ (đối với học sinh dưới 18 tuổi)
- Ảnh 4×6
c. Hồ sơ tài chính.
Thủ tục chứng minh tài chính thường gồm có 2 phần: Bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học; và Nguồn gốc tích luỹ của số tiền đó.
Bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học có thể chứng minh bằng Sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng du học của Ngân hàng…
- Một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tài chính như sau:
+ Giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh
+ Thư cam kết bảo trợ tài chính
+ Giấy CMND của người bảo trợ tài chính
+ Sổ tiết kiệm
+ Giấy tờ sở hữu bất động sản
+ Bảng kê lương, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có)
+ Giấy tờ nộp thuế
+ Hợp đồng kinh doanh, kinh tế
+ Hóa đơn
+ Sao kê tài khoản ngân hàng
+ Các giấy tờ chứng minh tài chính khác: cho thuê nhà, cổ phần, cổ phiếu….
2. Nếu đã có visa và thư mời nhập học từ trường, trước khi bay chúng tôi nên chuẩn bị gì?
a. Giấy tờ cần mang theo
– Tùy thân: CMT, hộ chiếu, visa, vé máy bay, thông tin nhà ở, số điện thoại liên hệ tại nước bạn và VN, giấy/ thẻ bảo hiểm y tế;
– Học tập: Bản gốc bằng, học bạ hoặc bảng điểm, chứng chỉ tiếng Anh, thư giới thiệu, bằng khen, cup các giải thưởng… và: thư mời học, Ecoe- I.20- CAS…;
– Y tế: giấy tiêm chủng, xác nhận nhóm máu, bệnh án nếu có…
b. Các loại thẻ
– Thẻ sinh viên quốc tế
– Thẻ ngân hàng tại Việt Nam, đăng ký làm thẻ ngân hàng tại bất cứ ngân hàng nào ở VN, gợi ý: Eximbank, ACB, VCB, TCB…;
– Thẻ ngân hàng ở nước ngoài. Một số nước hay ngân hàng có dịch vụ làm thẻ ngân hàng nước đó từ VN, bạn có thể hỏi chúng tôi để được chỉ dẫn nếu cần.
– Thẻ đi lại ở nơi mới nếu có. Nếu chưa có, bạn có thể dễ dàng mua thẻ này tại nơi bạn đến và khi mua, nếu bạn trình thẻ sinh viên và hộ chiếu, nhiều nơi có thẻ đi lại giá sinh viên- giúp hỗ trợ phần nào phí đi lại;
– Thẻ bảo hiểm y tế, nếu bạn đã có. Nếu không thì với hầu hết các nước, bạn đều bị yêu cầu mua bảo hiểm y tế để được cấp visa, vì vậy bạn sẽ nhận thẻ hoặc mã số bảo hiểm y tế tại nước bạn đến. Lưu ý kích hoạt tài khoản của bạn để có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn cần;
– Thẻ thành viên các hội/ CLB bạn tham gia. Có những thẻ có giá trị quốc tế, vì vậy bạn kiểm tra xem thẻ nào phù hợp để mang theo dùng, ví dụ thẻ hàng không, thẻ mua sắm…
c. Tiền
– Tiền mặt: Bạn được mang ra khỏi Việt Nam tối đa 5,000USD, tuy nhiên bạn chỉ nên mang theo người 1,000-2,000USD, đề phòng đánh rơi hay bị trộm;
– Nên đổi sẵn tiền mặt sang tiền nước bạn nếu có thể, nếu không cũng không cần lo, tại các sân bay đều có chỗ đổi tiền và phí đổi- tỷ giá ở mức chấp nhận được;
– Thẻ ngân hàng Việt Nam- thẻ ngân hàng nước bạn, nếu đã có sẵn, nên để 1,000-2,000USD để tiện chi tiêu khi cần.
d. Đồ dùng học tập
– Giấy, vở, sách, bút, tẩy, máy tính, thước kẻ, compa… Bạn chỉ cần mang một ít, đủ để dùng những ngày đầu, vì có thể bạn sẽ thấy bạn thích dùng đồ của nước bạn hơn đồ VN; mặc dù đồ ở nước bạn có thể đắt hơn;
– Máy tính mua tại VN hoặc nước bạn, mua tại nước bạn tiện cho ổ cắm, bảo hành. Nếu bạn là dân thiết kế hay IT và mê máy của riêng mình thì chắc chắn nên mang đi.
e. Tư trang
– Quần, váy, áo, giày dép, tất, khăn quàng, mũ, kính, túi, ví, … Tương tự, bạn cũng chỉ nên mang ít, đủ để dùng, vì có thể bạn sẽ thấy bạn thích dùng đồ của nước bạn hơn đồ VN;
– Đồ dùng trong toilet: dầu gội/ tắm/ trang điểm… không nên mang nhiều;
– Điện thoại, Ipad, Ipod, mang hoặc mua ở nước bạn cho tiện ổ cắm và bảo hành.f
f. Đóng gói hành lý.
– Chuẩn bị đầy đủ, gói buộc gọn gàng, chắc chắn và dễ gửi với hành lý cần gửi, dễ mang/ xách với hành lý xách tay. Nên có một túi nhỏ luôn đeo bên mình để đựng các giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ quan trọng liên quan đến nhà trường, người đón…
– Luôn lưu ý: số cân được gửi hay xách tay, số kiện được gửi hay xách tay, kích cỡ kiện gửi hay xách tay…
3. Khi tới sân bay nước ngoài, con tôi được hỗ trợ đưa đón như thế nào?
Đa số các trường Đại học tại Úc đều có dịch vụ đưa đón du học sinh quốc tế khi lần đầu đến Úc, hầu hết dịch vụ đưa đón này đều được cung cấp MIỄN PHÍ và chỉ một vài trường thu phí với mức giá rất rẻ chỉ $5-15
Nếu đã thuê dịch vụ đón, bạn chú ý tìm người được trường phân công đón bạn, thường họ sẽ cầm biển hoặc tờ giấy khổ A4 / bảng ghi tên bạn;
Nếu tự đi về, và nếu tự di chuyển lần đầu, bạn nên đến quầy thông tin để nhân viên hướng dẫn bạn cách di chuyển về nơi bạn ở bằng các phương tiện công cộng/ taxi…; bạn hỏi và tìm đến điểm đỗ taxi, chọn taxi vừa kích cỡ để chở đồ, chọn taxi tính tiền theo công-tơ-met và taxi có GPS. Lưu ý lấy hóa đơn taxi bất luận là khi ấy bạn cần hay không- đề phòng sau này cần. Các bạn nữ nên chụp hình thẻ taxi / số xe gửi người nhà để đề phòng;
Ra khỏi xe đón hay taxi, bạn lưu ý không quên đồ của mình.

4. Nhập cảnh Úc được mang bao nhiêu tiền mặt?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định, khi xuất cảnh, bạn được mang tối đa 5000 USD tương đương 6439 AUD. Nếu vượt quá số tiền này, bạn sẽ phải khai báo với hải quan.
5. Được phép mang gì khi nhập cảnh vào Úc?
Tất cả hàng hóa mang theo khi nhập cảnh vào Úc bạn sẽ đánh dấu tất cả vào các mục khai báo
Khi điền vào tờ giấy, nếu bạn không khai báo rõ ràng, hoặc quên khai báo cho dù là một món hàng được liệt vào danh mục cấm của Úc cơ quan an ninh sẽ soi món hàng bạn dưới tia X hoặc bằng những chú chó nghiệp vụ sẽ phát hiện ra món hàng bạn đang che giấu thì bạn phải đối mặt với những điều tồi tệ.
Tùy vào danh mục hàng hóa bị cấm hoặc cần khai báo, mức phạt sẽ khác nhau. Bạn có thể bị giữ lại và bị phạt dân sự, phạt tiền lên tới 420 ngàn AUD, đối diện với mức án tù lên tới 10 năm. Ngoài ra, an ninh sân bay có thể hủy Visa bạn tại chỗ, cấm nhập cảnh vào Úc có thời hạn hoặc không thời hạn.
Tránh những điều trên xảy ra bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức về hàng hóa được nhập cảnh khi qua Úc bằng những thông tin bên dưới.
6. Cách hòa nhập cuộc sống và học tập ở Úc
Ngay khi đến nước ngoài, bạn đừng quên:
- Tất cả các trường đều có ngày/ tuần định hướng (orientation week) và ngày nhập học (enrollment day). Học sinh nên tham gia các sự kiện này, để có thể bắt đầu thuận lợi nhất tại trường.Vào ngày này, các bạn sẽ đăng ký thủ tục nhập trường, được giới thiệu khoa/lớp và biết thời khóa biểu.
- Đi đúng campus trong thư nhập học của mình và mang theo các giấy tờ để trình diện (offer, eCOE, visa, ảnh 4×6).
- Được hướng dẫn làm bảo hiểm Y tế (OSHC), làm thẻ sinh viên, thẻ thư viện, mở tài khoản ngân hàng hoặc hướng dẫn liên hệ các phòng ban hỗ trợ sinh viên.
Những điều cần chuẩn bị cho việc học:
- Đến lớp đúng giờ
- Ghi chú, đọc lướt qua các chủ đề và tóm tắt lại bài học
- Không nên ngần ngại hỏi giáo viên nếu bạn không hiểu bài
- Nên phát biểu trong lớp và đặt câu hỏi
- Nói chuyện ngay với thầy giáo khi bạn gặp khó khăn trong lớp học
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Học tập đều đặn, không học dồn, đợi đến phút cuối mới học
- Có không gian học tập riêng biệt. Khi học phải tắt TV, radio
- Phải làm bài tập và công việc được giao đúng thời hạn
- Phân chia thời gian hợp lý cho việc học, chơi, nghỉ ngơi và ngủ
Hòa nhập với cuộc sống
Làm quen với những hình thức ở nước ngoài như: phương tiện công cộng, ngân hàng, thủ tục gia hạn visa, quyền lợi bảo hiểm y tế, quy định ký túc xá hoặc homestay tại nơi bạn ở.
Đặc biệt với hình thức homestay – một hình thức cư trú phổ biến của các sinh viên quốc tế, các bạn nên lưu ý những điều sau:
- Hòa nhập:
Tham gia các buổi trò chuyện và sinh hoạt trong gia đình, tôn trọng sinh hoạt thông lệ của gia đình. Nên nhớ “nhập gia tùy tục”.
Bạn nên tỏ ý muốn giúp làm những công việc nhà.
Luôn cẩn thận với đồ đạc/tài sản trong nhà, nhớ xin phép khi muốn mời bạn bè đến nhà và nhớ trả những khoản chi tiêu riêng: điện thoại, internet…
- Đi chơi:
-Xin phép gia đình trước khi đi chơi, cho họ biết bạn đi đâu, với ai và khi nào về, trở về – trước giờ đã thỏa thuận. Bạn nên điện thoại báo tin nếu bạn về trễ.
-Đừng tắt điện thoại di động.
-Không đưa thông tin cá nhân của bạn cho người lạ.
-Khóa cửa nhà và cửa sổ cẩn thận trước khi ra ngoài.
-Ngủ lại qua đêm:
-Phải có sự đồng ý của gia đình bản xứ.
-Du lịch trong dịp hè: Bạn phải điền đơn lữ hành (travel request form) và phải được sự chấp thuận của trường học và gia đình bản xứ.
-Tiền thuê nhà/phòng:
-Khi mới đến, đóng tiền thuê nhà/phòng 2 tuần
-Đóng tiền thuê đúng hạn, hai tuần 1 lần
-Ghi ngày hạn đóng tiền vào sổ nhật ký
-Khi nghỉ hè, bạn vẫn đóng một khoảng phần tiền thuê nhà/phòng.
- Những điều khác cần ghi nhớ :
-Luôn mang theo địa chỉ, số điện thoại trường và chỗ ở để phòng đi lạc trong những ngày đầu.
-Thời gian đầu có thể bạn chưa nghe và hiểu rõ tiếng Anh khi giao tiếp với người bản xứ, cũng đừng quá lo lắng. Nên nhớ ở đó không ai cười khi bạn nói tiếng Anh chưa tốt.
-Ngoài giờ học Anh ngữ, hãy cố gắng luyện tập tại lớp, trường, trung tâm tự học của trường, tập nghe đài xem tivi, đọc báo.
- Nếu cần được giúp đỡ, bạn nên chủ động tìm sự giúp đỡ bằng cách hỏi thông tin tại trường, nhà người bản xứ… Nên nhớ “Đường đi trong cửa miệng” không ai tự ý hỏi thăm hay giúp đỡ bạn nếu bạn không lên tiếng.
- Quan trọng nhất là bạn phải chủ động trò chuyện, giao tiếp với thầy cô giáo, bạn học là sinh viên quốc tế hoặc bản xứ để thực hành tiếng Anh. Nếu ngày nào bạn cũng chăm chỉ đến lớp học Anh ngữ nhưng không chịu mở miệng nói chuyện bằng tiếng Anh với ai hết thì bạn sẽ không thể nào tiến bộ. Nên nhớ ở Úc không ai cười bạn khi bạn nói tiếng Anh chưa tốt.
- Không nên về nhà trễ vào buổi tối.
- Không nên ở những nơi vắng vẻ, thiếu ánh sáng để tránh rắc rối, bạn không nên cho ai mượn tiền và cũng không mượn tiền của ai.
- Luôn cố gắng suy nghĩ tích cực và lạc quan để vượt qua những khó khăn ban đầu

7. Con tôi trên 18 tuổi, trong thời gian đi du học có thể đi làm thêm được không?
Không giống như Mỹ, các SV quốc tế tại Úc được chính phủ cho phép làm việc tối đa 40h/2 tuần trong thời gian học. Các bạn lại được làm việc fulltime 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ. Cũng xin nói thêm, việc làm bán thời gian, thời vụ ở Úc rất phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều du học sinh tham gia. Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyên các bạn HSSV không nên làm việc quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập.Những công việc làm thêm phổ biến như:
– Du học sinh thường làm phục vụ ở các tiệm trà sữa, tiệm bán thức ăn nhanh như Mc Donalds, Starbucks….
– Một số bạn có thể làm các công việc liên quan đến mảng dịch vụ như là rạp chiếu phim, nhà hàng, quán bar, các trung tâm thể dục thể thao…. Một số công việc có thể yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm hoặc bằng cấp.
– Các bạn có thể tìm việc thông qua các kênh tìm việc phổ biến ở Úc như: Seek. MyCareer, CareerOne, ApplyDirect
8. Đi làm thêm tại Úc trong thời gian đi học, tôi có phải đóng thuế không?
Có. Trước khi làm việc tại Úc bạn phải có mã số thuế (TFN). TFN của bạn sẽ bảo đảm rằng bạn được tính thuế ớ mức thuế chính xác cho khối lượng công việc mà bạn đang làm.Úc có ngưỡng miễn thuế là 18.200 đô la Úc, nghĩa là bạn không phải trả thuế nếu có thu nhập thấp hơn mức nay trong một năm. Nếu bạn phải nộp thuế từ thu nhập của mình bạn sẽ cần hoàn thành tờ khai thuế vào cuối năm tài chính.
9. Tôi có thể tìm các công việc làm thời vụ/ bán thời gian ở đâu?
Các trang wed phổ biến mà sinh viên có thể tìm:
- Au.oneshiftjobs.com
10. Tôi có thể ở lại Úc sau tốt nghiệp không?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể có vài lựa chọn:
- Nộp đơn xin visa 485 ở lại được 2-6 năm tùy theo chương trình, nghành nghề và tiểu bang mà bạn học tập
- hoặc có thể nộp đơn xin thị thực lao động có tay nghề (visa 190) để sống và làm việc tại Úc – Áp dụng một số trường hợp và điều kiện nhất định
- Xin học lên khóa học cao hơn
Thông tin về trường học, ngành học, xin học, xin học bổng, xin visa du học và các vấn đề khác, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LIÊN KẾT TOÀN CẦU – GLC
Lầu 1, 28 Nguyễn Đình Khơi – Phường 4 – Quận Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam
Tel: (028) 3948 5049/ (028) 3948 5054
Hotline: 0909 198 779
Email: info@glc-edu.com
Website: www.glc-edu.com