5 kinh nghiệm bỏ túi khi đi du học

Với những bạn nào đi du học lần đầu, xa nhà, không quen với môi trường mới thì sẽ có rất nhiều vấn đề đáng lo lắng. Cùng GLC tìm hiểu 5 kinh nghiệm bỏ túi khi đi du học dưới đây để bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi đến học tập và làm việc ở một nơi xa xôi nhé!

Chuẩn bị trước khi ra sân bay:

– Bạn nên có đầy đủ thông tin về: thời tiết, tỷ giá tiền tệ, phong tục tập quán về nước bạn đến

– Hộ chiếu còn thời hạn và visa nhập cảnh vào nước bạn sang học.

– Thư mời nhập học của trường (phải nhớ và nắm rõ tên, địa chỉ của trường, người đón ở sân bay, nhân viên phụ trách sinh viên quốc tế của trường, hoặc gia đình homestay).

– Vé máy bay.

– Giấy tờ bảo hiểm.

– Các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của bạn (công chứng và được dịch sang tiếng Anh).

– Tiền chi tiêu

– Ảnh của gia đình và bạn bè rất cần cho bạn những khi nhớ nhà trong những ngày đầu xa nhà.

– Sổ ghi địa chỉ và số điện thoại, email.

– Một cuốn sổ để viết nhật ký.

– Mang theo thuốc dự phòng như thuốc ho, dầu xoa, thuốc đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi, đau bụng đi ngoài và kháng sinh…

– Thông thường mỗi sinh viên không được mang quá 25 kg, bạn nên kiểm tra lại xem hàng của mình có bị quá cân hay không.

– Mang theo 10 chiếc ảnh cỡ 3×4 và 4×6 để sang làm các loại thẻ như thẻ ngân hàng, thẻ học sinh, thẻ sinh viên, thẻ thư viện

– Hành lý phải dán tên và địa chỉ nơi bạn sẽ đến.

– Ghi lại toàn bộ đồ đạc đóng gói trong mỗi valy và thùng hàng để có thể trình báo khi thất lạc hoặc tiện tìm đồ khi bạn đến nơi ở cuối.

– Không mang những đồ mà nước bạn cấm hoặc không khuyến khích.

Tới sân bay nơi bạn cần đến thì bạn nên lưu ý:

– Khi máy bay hạ cánh bạn nên đến quầy “All other Passpost holders” hoặc “Asian Passpost holders ” để làm thủ tục nhập cảnh

– Chào hỏi nhân viên nhập cư một cách lịch sự và đưa cho họ giấy tờ của bạn, bao gồm hộ chiếu, tờ khai nhập cảnh và vé máy bay. Đôi khi họ hỏi bạn sẽ ở nước họ trong bao lâu? học gì, ở đâu? bạn phải chuẩn bị sẵn giấy tờ đưa cho họ xem. Nếu họ thắc mắc đề nghị họ gọi điện về trường nơi bạn đăng ký học để hai bên tự giải quyết.

– Bạn nhớ ký hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ rõ cho bạn hành lý của bạn sẽ được trả tại băng chuyền nào.

– Không mang hộ quà của người lạ gửi khi không biết là họ gửi gì.

– Bạn nên đến quầy thông tin để họ chỉ giúp bạn cách bay tiếp hoặc đi bằng 1 phương tiện nào đó như taxi, bus…

Liên lạc với gia đình khi bạn tới nơi:

–  Nếu bạn ở TP HCM bạn phải quay theo mã số: 00 84 28 và số cố định của nhà bạn tại TPHCM.

– Nếu bạn ở Hà Nội bạn phải quay theo mã số: 00 84 24 và số cố định của nhà bạn tại Hà Nội.

– Nếu bạn quay số di động bạn phải quay theo mã số: 00 84 và số di động bạn cần gọi (Lưu ý phải bỏ số 0 đầu trước số 9) Ví dụ: Nếu là số 0913 557486 thì bạn chỉ quay 00 84 913 557486.

Thích nghi với môi trường mới:

– Đối với sinh viên lần đầu mới ra nước ngoài, tuy vấn đề học tập vẫn được đặt lên hàng đầu nhưng bạn cũng nên quan tâm đến việc kết bạn và tìm chỗ ăn ở. Khả năng thích ứng văn hoá sẽ dẫn đến những thành công trong học tập, giao tiếp cũng như sức khoẻ của cá nhân bạn.

– Khi bạn đến học ở một nước nào đó, bạn sẽ phải tham gia vào một nền văn hóa mới rất năng động, đa dạng, ở một đất nước mới. Mặc dù bạn giỏi quan sát và hiểu rõ về những bạn học người nước đó, nhưng đôi khi bạn vẫn ngạc nhiên vì hành vi của họ. Cho nên bạn sẽ phải làm gì trong khi chờ đợi? Đầu tiên hãy cười và thư giãn. Sau đó quan sát và nghe ngóng. Hãy biết cảm nhận sự khác biệt văn hoá mà bạn vừa khám phá ra theo một cách hài hước.

– Sự đúng giờ ngang với sự tôn trọng – ở nước ngoài, người ta rất coi trọng sự nhanh nhẹn và cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của họ là đến muộn. Nếu bạn đến muộn dù chỉ 5 phút trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể đánh mất quyền tham dự của mình. Bất cứ một sự trễ hẹn nào cũng bị cho là thiếu tôn trọng. Nếu bạn chỉ nhớ một thứ, thì đó là: hãy đến đúng giờ, hoặc thậm chí đến sớm. Nếu không thể đến đúng hẹn hãy luôn biết xin lỗi.

– Một cái bắt tay là một lời chào, cho dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ đó là kiểu tiếp xúc giữa những người bạn. Nhưng bạn hãy lưu ý nếu là người lạ thì thường tránh chạm vào người khác, thậm chí trong đám đông nếu chẳng may bạn chạm phải một người lạ hãy luôn nói “xin lỗi”.

– Bạn hãy nên chủ động giữ khoảng cách 3 bước với người lạ và bạn học, thậm chí là trong suốt cuộc nói chuyện hay đi đứng trong hàng. Khi bạn thu hẹp lại khoảng cách đó, họ có thể cảm thấy không thoải mái.

– Bất cứ khi nào cảm thấy không biết thì bạn hãy quan sát mọi người xung quanh. Và nếu chẳng may có một sự nhầm lẫn nào đó bạn hãy cười và hỏi “What’s wrong? ”

– Hãy lường trước là bạn sẽ phải chịu đựng qúa trình thích ứng về văn hoá, thậm chí cả khi bạn là người có khả năng thích ứng tốt.

– Tìm một số bạn đồng hương và nói về cảm giác của mình.

– Tham gia vào các hoạt động của trường như: thể thao, câu lạc bộ sinh viên hoặc những công việc tại trường. Lập ra một nhóm bạn bè.

– Nếu có ai mời bạn dùng bữa thì bạn hãy nói “có”. Nếu không bạn sẽ mất cơ hội giao tiếp và làm quen với bạn bè. Nếu không có ai mời thì bạn hãy chủ động mời một ai đó.

– Theo dõi những dấu hiệu suy yếu về sức khoẻ như mất ngủ, chán ăn…hãy hỏi những người bạn thân hoặc ở trung tâm tư vấn sức khoẻ của trường.

– Hãy chuẩn bị một số câu chuyện làm quen với các bạn sinh viên nước sở tại, có thể là về thời tiết, thể thao, hay những ngày lễ, về các thành viên trong gia đình họ. Sự thành công trong việc thích ứng được với nền văn hoá mới thật là tuyệt vời. Sự hoà hợp với một nền văn hoá khác sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống sau này.

Chú ý để học tập tốt:

– Các bạn phải trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ thật tốt để theo học các chuyên ngành của các bạn (tiếng Anh, pháp, Đức, Trung, Nhật …tuỳ theo nước mà các bạn theo học).

– Thông thường sinh viên phải nghe giảng trên giảng đường, phụ thêm là các hoạt động trợ giảng trong các nhóm nhỏ nơi mà bạn có thể thoải mái trao đổi và trình bày mọi ý tưởng với giáo viên. Quá trình này giúp bạn nảy sinh nhiều sáng kiến và tìm ra những hướng đi mới, bạn nên mạnh dạn tự tin để sử dụng tốt những thời gian này. Mặc dù mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên rất chặt chẽ nhưng chủ yếu vẫn là việc tự học.

– Vì bạn không bắt buộc phải lên lớp do vậy có rất nhiều thời gian để tự học nên việc tổ chức và sắp xếp việc tự học rất quan trọng. Nên chú ý cân bằng giữa việc học và việc chơi.

– Bạn phải nghe giảng như thế nào? Bạn phải tự giác đến trường nghe giảng, nếu bạn nhỡ học một buổi bạn sẽ thấy hậu quả ngay lập tức.

– Nếu bạn bỏ nhỡ 1 buổi học thì nên mượn vở ghi chép của các bạn để bổ xung ngay.

– Nếu có thể bạn nên đọc tài liệu trước khi đến nghe giảng, bạn sẽ dễ dàng hiểu bài hơn.

– Bạn nên bao quát thông tin, ghi chép nhanh những ý chính, kèm theo các lưu ý của giáo viên hướng dẫn, các phụ lục bạn cần phải đọc và nghiên cứu thêm.

–  Sau khi nghe giảng xong, các bạn nên đọc lại để hiểu các vấn đề chính và ghi lại cho có hệ thống và bổ xung những vấn đề nghiên cứu thêm hoặc tham khảo để có một bài học hoàn chỉnh.

– Phong cách học được đánh giá rất cao khi bạn biết độc lập suy nghĩ và tự tin.

GLC chúc các bạn thành công.

Để được tư vấn thông tin chi tiết nhất về Du học Anh, Úc, Mỹ, Canada, Singapore (chọn trường, khóa học, học phí, học bổng, cách nộp đơn, chuẩn bị hồ sơ, xin visa …), bạn hãy gọi ngay hotline 0909 198 779 (gặp chị Huyền) nhé.
GLC Edu – Với hơn 13 năm tư vấn, hướng nghiệp và hoàn thiện hồ sơ du học thành công cho hàng ngàn du học sinh. Hãy liên hệ với GLC Edu theo hotline 0909 198 779 (gặp chị Huyền) hoặc 0833 818 386 (gặp chị Trinh) để được tư vấn lộ trình du học tiết kiệm – tỷ lệ thành công cao nhất ngay hôm nay.
Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng: 28 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39485049 – 39485054
Email:info@glc-edu.com

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Scroll to Top